Hậu Trường Vui Nhộn Trong Phim “Cô Gái Nhà Người Ta”
Hậu Trường Vui Nhộn Trong Phim “Cô Gái Nhà Người Ta”
Bộ phim Cô gái nhà người ta đang phát sóng những tập cuối cùng trên VTV3, tuy nhiên, không nhiều khán giả biết vì sao bộ phim lại được lấy tên như vậy mà không phải là… Cô gái nhà mình.
Đoàn làm phim Cô gái nhà người ta mong muốn khắc họa bức tranh nông thôn muôn hình muôn vẻ, với những nền nếp sinh hoạt và thói quen của người nông dân.
Ở đó có cả những vất vả, cần cù, lẫn thói sĩ diện, háo danh, những thật thà, dễ tính đến u mê, lạc lối khi thời cuộc hay đổi. Ở đó, còn có cả một bộ phận không nhỏ những con người vì quyền lợi riêng mà bị tha hóa, bất chấp luật pháp để làm giàu cho mình, và một lứa thanh niên dám đứng lên chống lại bất công xã hội…
Lựa chọn những vấn đề nghiêm túc, nhưng Cô gái nhà người ta được đạo diễn Trịnh Lê Phong thực hiện với cách tiếp cận và cách kể nhẹ nhàng, hóm hỉnh. Đây cũng là phong cách quen thuộc của anh trong nhiều bộ phim đã thực hiện trước đây như Ghét thì yêu thôi, Yêu thì ghét thôi…
Bộ phim xoay quay “tổ hợp thanh niên” rắc rối là Khoa, Cân, Viện, nhưng lại lấy tên là Cô gái nhà người ta. Thắc mắc với Trịnh Lê Phong vì sao bộ phim có tên như vậy, đạo diễn cười cho hay: “Cái tên Cô gái nhà người ta có nghĩa chắc chắn không phải cô gái nhà mình rồi, khi xem mọi người sẽ nói xem cô gái nhà người ta đi. Nói vui vậy thôi, chứ cái tên này để thu hút khán giả vì gợi sự tò mò. Nói xem phim Cô gái nhà người ta, người ta sẽ thấy thích hơn là xem Anh chàng nhà người ta.